Việt Nam Hộ Pháp

Tượng thần Khuyến Thiện, chùa Bút Tháp, Bắc Ninh

Phật giáo Việt Nam liệt kê nhiều vị thần như Phạm Thiên, Đế Thích, Kiên Lao, Địa Kỳ, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ... trong danh sách hộ pháp nhưng trong chùa thì có hai dạng chính.

Khuyến Thiện và Trừng Ác

Tượng thần Trừng Ác, chùa Nôm, Hưng Yên

Dạng Hộ pháp phổ biến là hai vị thần đối sánh thờ trong chùa mang tên Khuyến ThiệnTrừng Ác.[1]

Đôi tượng Hộ pháp này thường tạc rất lớn, đầu cao chấm nóc nhà, bố trí ở hai bên tiền đường. Thần trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp, thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tử, có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp.

Tượng thần Khuyến Thiện, tục gọi là "ông Thiện" thường tô mặt trắng, nét mặt thanh thản, đặt ở bên tay trái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra), tay cầm viên ngọc thiện tâm [Mani], là báu vật của Phật tử, khích lệ mọi người noi theo.

Tượng thần Trừng Ác thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật; nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã.

Trong các chuyện tiền thân Phật thì các Ngài có tên là Thiện Hữu, Ác Hữu, hoặc La Đắc, Ma Pha La.

Truyện kể tóm lược như sau, Đức Vua nước Ba Na Lại xưa có 2 Hoàng Tử là Thiện Hữu và Ác Hữu có tính tình trái ngược nhau, Hiền hữu ưa từ bi bố thí... các phẩm hạnh lành còn Ác Hữu thì ngược lại.

Thiện Hữu quan sát thấy chúng sinh mưu sinh vất vả mà tạo ra các nghiệp ác như: sát sinh, lừa gạt,.... rồi thọ mãi khổ báo, nên có tâm nguyện bố thí của cải để mọi người làm nghiệp lành. Chàng đem bố thí đến cạn kho tàng của Vua cha. Suy xét thấy cách bố thí dài lâu vào Biển lớn, xuống Long Cung tìm được Bảo Báu ngọc Ma Ni có khả năng muốn gì được nấy.

Với lòng từ bi Thiện hữu xuống Long Cung trải qua gian khổ lấy ngọc báu mang về.

Sau Ác Hữu lấy mất ngọc còn đâm mù mắt anh trai. Thiện hữu mù lòa cực khổ, lưu lạc đến một vương quốc, chàng đi ăn xin nhưng có tiếng đàn rất hay, được công chúa yêu thương, công chúa không biết chàng là hoàng tử mình đã được hứa hôn nhưng vẫn hết mực muốn chung sống cùng, vua cha nàng cho hai người ở cùng nhau nhưng phải ra khỏi hoàng cung đến nơi xa xôi.

Một hôm công chúa có việc phải đi nhưng quên không báo cho chồng, Thiện Hữu cho rằng vợ có việc gì dấu diếm, công chúa buồn tủi uất ức bèn thề thốt " nếu em có điều gì gian dối xin cho mắt anh đui mù mãi, còn nếu em ngay thẳng xin cho mắt anh sáng lại như cũ ".

Vừa dứt lời một mắt chàng rung động hồi phục như cũ. Cả hai vui mừng, Thiện hữu nói cho công chúa mình là hoàng tử được hứa gả cho nàng năm xưa, công chúa không tin nghĩ chồng lãng tâm mất trí.Thiện hữu đáp chàng từ khi sinh ra chưa hề nói dối rồi ngửa lên trời đáp nếu chàng nói dối thì cho mắt mù như cũ còn nếu nói thật thì mắt sáng lại, tức thì con mắt còn lại trở lại thường. Sau đó cả hai về cung báo với vua cha chàng là Thiện hữu. Chàng về nước Ba La Nại vua cha và hoàng hậu thương con bị mù đôi mắt, chàng tìm Ác Hữu lấy lại Ngọc Mani giúp cha mẹ sáng mắt.

Cuối cùng Chàng lập một đàn trang lớn trước hạt ngọc báu, sau bao cực khổ vì chúng sinh kiếm về, chàng nguyện cho chúng sinh được lợi lạc, tức thì trời mưa tuôn thóc gạo vàng bạc, y phục, các đồ quý giá.... làm cho mọi người được thỏa mãn không bị lòng tham thúc đẩy làm việc ác.

Thiện Hữu chính là tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bát bộ Kim Cương

Dạng thứ hai là Bát bộ Kim Cương gồm tám vị thần cũng mặc võ phục nhưng không bài trí ở gần lối vào mà gần bàn thờ Phật vì đây là các vị thần linh có trách nhiệm bảo vệ Phật.

Tám vị kim cương đó lần lượt là:

  1. Thanh Trừ Tai
  2. Tích Độc Thần
  3. Hoàng Tùy Cầu
  4. Bạch Tịnh Thủy
  5. Xích Thanh Hỏa
  6. Định Trừ Tai
  7. Tử Hiền Thần
  8. Đại Lực Thần